Trong văn học nghệ thuật Đặng Lân

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã bồi đắp Đặng Mậu Lân trong lịch sử thành một Đặng Mậu Lân trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì. Ở đó, theo GS. Hà Minh Đức, nhân vật Mậu Lân đã được "khai thác tỉ mỉ hơn, sinh động hơn. Hắn như một con thú dữ khát mồi, hãm hiếp, phá phách, giết chóc, coi thường kỷ cương xã hội, chà đạp lên đạo lý, sống dã man, tàn bạo và dâm loạn...". Khác với lịch sử, Mậu Lân không chết trong ngục thất mà chết dưới lưỡi gươm của Nguyễn Mại, một võ tướng trẻ đầy nghĩa khí. Tuy nhân vật này không có thật, nhưng cũng theo GS. Đức, đó chính là tác giả "muốn biểu lộ thái độ bất bình của người viết trước những thế lực tàn bạo trong lịch sử cũng như trong cuộc sống", muốn "tìm đến một bàn tay dũng cảm, thể hiện tinh thần công lý phù hợp với ý dân: cái Ác phải bị đền tội!"[7]

Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành phim nhựa. Phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất, Hải Ninh làm đạo diễn với sự góp mặt của các diễn viên giỏi nghề, như: Thế Anh, Lê Vân, Thu Hà...

Và theo đánh giá của nhiều đạo diễn thì "không một diễn viên nào thể hiện tốt vai Đặng Lân như Hoàng Thắng. Còn khán giả thì nói rằng "cứ nhìn thấy anh là họ khiếp sợ, không biết cậu Trời còn định giở trò gì nữa..."[8].

Ngoài ra hiện nay, từ "cậu Giời" đôi khi vẫn được dùng để chỉ những "cậu ấm" hống hách, ngang ngược, coi thường pháp luật.